Cách làm dạng bài Inferences

Hello các bạn! Hôm nay, mình sẽ giới thiệu một dạng bài mới trong Digital SAT Reading & Writing: “Inferences”. Đây là dạng bài mà mình nghĩ sẽ làm khó khá nhiều bạn lúc đầu, vì nó yêu cầu khả năng suy luận cao cũng tương đương dạng COE. Cùng mình khám phá xem dạng bài này có gì đặc biệt và cách làm bài ra sao nhé!

1. Inferences là gì?

Ở dạng bài Inferences, bạn sẽ cần tổng hợp thông tin để đưa ra một suy luận hợp lý. Vấn đề ở đây là passage thường đưa ra khá nhiều thông tin, trong đó có những thông tin gây nhiễu để đánh lừa bạn.

Nhận diện câu hỏi: Dạng bài này thường yêu cầu bạn điền vào chỗ trống trong một câu, và câu đó cần dựa trên những gì bạn hiểu từ đoạn văn.

2. Phương pháp làm bài tổng quát

Để tiếp cận dạng bài này hiệu quả, mình thường làm 3 bước sau:

  • Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi: xem phần mình cần điền là gì, có transition gì đằng trước không.
  • Bước 2: Đọc hiểu nhanh đoạn văn
    Khi đọc, bạn có thể lược bỏ các modifier, chỉ tập trung vào SVO chính để tăng tốc độ đọc và nắm bắt ý chính của đoạn văn.
  • Bước 3: Liên kết thông tin và suy luận
    Sau khi đọc xong, hãy liên kết các thông tin với nhau. Do they add up to something? Thông tin nào kết nối với nhau và dẫn đến câu trả lời phù hợp?
  • Bước 4: Loại đáp án sai nhờ xác định scope: Đây là bước quan trọng và cũng là bước khó nhất. Bạn cần xác định rõ phạm vi (scope) của thông tin tìm kiếm, loại ngay những đáp án ngoài phạm vi để dễ dàng tìm ra đáp án chính xác.

3. Ví dụ cụ thể

Lý thuyết hơi khô khan rồi, giờ chúng mình cùng thử sức với một ví dụ cụ thể nhé!

Nguồn câu hỏi: Khan Academy
Nguồn câu hỏi: Khan Academy

Step-by-Step Solution:

  • Step 1: Đọc kĩ câu hỏi. Đề yêu cầu điền vào chỗ trống “because _____” để hoàn thành suy luận.
  • Step 2: Đọc nhanh và tự khái quát ý chính:
    • Nhiệt độ lạnh làm cho việc sinh tồn trở nên khó khăn hơn đối với các loài.
    • Có rất ít loài tiến hoá để sống sót trong thời tiết lạnh.
    • Nhiệt độ lạnh hơn ở độ cao lớn hơn.
    • Ít loài sống ở đỉnh núi hơn là ở chân núi.

    Đấy, một đoạn văn dài mà chúng ta chỉ cần nắm bắt những ý chính như vậy là đủ.

  • Bước 3: Chọn đáp án và loại trừ:
    • Choice A tập trung vào số lượng môi trường sống, không liên quan đến số lượng loài => Loại
    • Choice C lại tập trung vào địa hình đá, không phù hợp với độ cao hay nhiệt độ lạnh => Loại
    • Choice D không giải thích cho ý cần tìm mà đưa ra ý mới về độ cao và đa dạng loài => Loại

    Chỉ còn Choice B liên kết đúng các ý: số lượng ít loài có thể sống sót trong thời tiết lạnh và nhiệt độ lạnh hơn ở độ cao lớn hơn. Vậy Choice B chính là đáp án đúng!


4. Tips & Tricks cho bài Inferences

Đối với dạng bài này, đoán được đáp án ngay từ đầu khá là khó, nên bạn cần tập trung vào các mẹo sau:

  • Xác định phạm vi (scope): Đáp án đúng thường sẽ nằm trong phạm vi thông tin đã có. Những đáp án nào ngoài phạm vi hoặc thêm thông tin không có trong bài => Loại ngay!
  • Loại trừ các đáp án sai: Hãy rèn luyện khả năng loại trừ những phương án không đúng bằng cách kiểm tra xem chúng có vượt ra ngoài phạm vi thông tin đã cho không.

TỔNG KẾT:

Inferences là một dạng bài đòi hỏi tư duy cao và đòi hỏi luyện tập nhiều. Vì vậy, cần nắm chắc tư duy và kĩ năng làm bài để chinh phục được dạng bài này nhé.

Happy learning!

66 những suy nghĩ trên “Cách làm dạng bài Inferences

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *